Ngựa nổi tiếng Ngựa ô

Ô Truy

Ô Chuy của Tây Sở Bá vương Hạng Vũ là chiến mã lông đen tuyền, to lớn và vô cùng khỏe mạnh, dũng mãnh, theo tên gọi thì nó là giống ngựa lang đen. "Sử ký" viết: Hạng Vũ còn có một con ngựa quý tên là Ô Truy (một loại ngựa lông có hai màu xanh trắng) và người thiếp yêu tên Ngu Cơ được Hạng Vũ vô cùng yêu quý. Đây là hai vật quý, hai thứ được Hạng Vũ xem trọng nhất đời. So với Xích Thố thì ngựa Ô Truy của Sở Bá Vương Hạng Vũ cũng oai hùng không kém.

Cùng với Hạng Vũ, ngựa Ô Truy xông vào trận địa cùng 28 kỵ binh khác phá vòng vây. Sau khi bại trận, Hạng Vũ đã dùng kiếm tự sát bên bờ Ô Giang. Khi thấy chủ nhân tự sát, ngựa Ô Chuy đã nhảy xuống sông Ô Giang chết theo, Ô Truy hí lên mấy tiếng ai oán rồi nhảy xuống sông mất dạng, có thuyết khác cho rằng sau khi thất trận, Hạng Vũ đâm cổ tự sát, con ngựa quanh quẩn bên ông chảy nước mắt, bỏ ăn mà chết. Chính vì vậy, nó được đánh giá là một chú ngựa trung nghĩa sắt son, hết lòng vì chủ. Người đời sau vẫn nhắc về ngựa Ô Truy như một biểu tượng đẹp của lòng trung thành[3].

Buchephalus

Alexander đang thuần hóa Buchephalus

Buchephalus thuộc giống nhân mã cùng tuổi với Alexandre nhưng là một con ngựa chứng không phục tùng bất cứ một ai ngoại trừ Alexandre, nó là một con ngựa có màu đen toàn thân với một đốm trắng lớn trước trán. Một người lái buôn Ba Tư dắt con hắc mã đến bán cho vua Philippos II của Macedonia nhưng tất cả các tay kỵ mã tài giỏi nhất đều không thể nào điều khiểu nổi con ngựa bất kham này. Hoàng tử Alexandros lúc đó hãy còn là cậu bé, đi chậm rãi đến bên con ngựa, dịu dàng đưa tay vỗ nhẹ vào cổ nó và khẽ lái con thần mã hướng về phía mặt trời để không còn sợ bóng của nó và cuối cùng đã thuần hóa được con vật dữ tợn.

Alexandre đã thôn tính khắp cả Trung Đông đến tận Ấn Độ với một mình một ngựa. Trong một trận chiến ác liệt, Buchephalus bị thương rất nặng, Alexandre định thay ngựa khác nhưng Buchephalus không chịu lần đến chủ tướng mọp mình cho Alexandre lên yên và với sức cùng lực tận Buchephalus đã hoàn thành sứ mạng đưa Alexandre chiến thắng trước khi Buchephalus trút hơi thở cuối cùng. Nhà vua an táng Buchephalus với tất cả lễ nghi quân cách trọng thể và nơi đây trở thành một thành phố mang tên thành phố Buchephalus do nhà vua đặt để tưởng nhớ nó…

Tứ mã khải huyền

Tứ mã Khải Huyền

Tứ mã trong Sách Khải huyền của Thần thoại Kito giáo. Chúng là biểu tượng của Sự chinh phục, Chiến tranh, Nạn đói và Cái chết. Bốn con ngựa được nhắc đến trong Sách Khải huyền của Kito giáo như Phán xét cuối cùng về ngày tận thế. Chúng có màu sắc riêng biệt lần lượt là trắng, đỏ, đen và xanh xám hoặc xanh lá cây ánh vàng. Những con ngựa này trở thành nhân vật trung tâm trong Thuyết Mạt thế trong gần một thiên niên kỷ, đồng thời được biết đến là nhà tiên tri của tự nhiên.

Ô Vân đạp tuyết

Trương Phi cưỡi Ô vân đạp tuyết đứng trên cầu trường bản

Ô Vân Đạp Tuyết còn có tên là Vương Truy Mã, sống ở thế kỷ thứ hai, toàn thân màu đen nhưng bốn vó màu trắng. Đây là ngựa của Trương Phi, được coi là anh hùng tuấn mã. Ngựa của Trương Phi có tên rất ý nghĩa, Vương Truy Mã có nghĩa là con ngựa đi theo hầu hạ Đại Vương. Tương truyền Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết đều đen như nhau. Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý. Người đời về sau thường nói người dũng mãnh cưỡi ngựa dũng mãnh[4].

Ô Du

Ô Du là chiến mã của tướng Đặng Xuân Phong, nó là một trong Tây Sơn ngũ thần mã, thuộc loại ngựa Ô Quạ nên mang tên Ô Du (Con Quạ rong chơi). Bộ lông đen như gỗ mun, bốn chân thon nhỏ như chân nai; trong khi đó lại có hình dạng và bộ đi giống như cọp. Sở trường của Ô du là leo núi và vượt qua những ghềnh núi đá nhấp nhô. Khi chạy trên núi cao thì tài nghệ mới được hiển lộ hết, người cưỡi có cảm giác đi trên đất phẳng. Trong lần đầu xuất trận, nhờ Ô Du mà Đặng Xuân Phong chiếm được Thăng Bình và Điện Bàn, sau đó đuổi giết được hai tướng của chúa Nguyễn là Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân. Sau khi Nguyễn Bảo, con vua Thái Đức bị giết, Đặng Xuân Phong liền cáo quan về quê rồi bỏ đi nơi khác. Ô Du cũng từ đó biệt tích theo chủ.

Nê Thông

Nê Thông là con ngựa của Hoàng đế Duệ Tông, một con tuấn mã cực kỳ quý hiếm, con ngựa mà nhà vua đã cưỡi khi thân chinh tiểu phạt quân Chiêm Thành. Tên gọi Nê Thông thể hiện màu lông của con ngựa. "Nê" dùng để chỉ ngựa có hai màu lông trắng đen, còn "thông" là ngựa có sắc lông ánh xanh. Đây là hai sắc lông khá hiếm gặp ở các giống ngựa. Đặc biệt, ngựa lông ánh xanh còn được coi là ngựa quý, có phẩm chất rất tốt. Nê thông là sự kết hợp của cả hai dạng ngựa kể trên, với màu trắng đen có ánh xanh.

Những con ngựa như thế này còn hiếm có gấp bội phần, qua cách gọi tên có thể hiểu con ngựa của Nê Thông của vua Duệ Tông quả là cực kỳ hiếm, màu sắc lông của nó là một sự pha trộn màu sắc thật kỳ diệu của ba màu trắng, đen và xanh, nhưng ngựa hay cốt ở tài phi đường dài, khôn ngoan trên chiến trận chứ đâu phải cốt ở màu lông. Vua Duệ Tông không biết nghe lời phải của trung thần, ra chiến trận mà không nắm phép dùng binh, cả tin vào con ngựa có sắc lông đẹp mà vong mạng.

Ngựa sắt

Tượng Thánh Gióng và ngựa sắt sẫm màu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngựa sắt của Thánh Gióng là con ngựa trong huyền thoại của Phù Đổng Thiên Vương được đúc bằng chất liệu sắt, điều này liên tưởng đến một con ngựa tối màu. Hình tượng chú ngựa sắt được xem là biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Theo truyền thuyết thì khi sứ giả của vua Hùng loa loa về việc giúp giặc cứu nước, cậu bé Gióng đã yêu cầu rèn cho cậu vũ khí và con ngựa bằng sắt. Sau khi Ngựa sắt, nón sắt, roi sắt và giáp sắt đã rèn xong, Gióng nhảy lên lưng ngựa. Ngựa hí một tiếng dài, thét ra lửa, lao vút ra trận.

Ngựa sắt đã cùng Thánh Gióng đánh tan quân địch có khả năng thét ra lửa để thiêu cháy quân địch. Sau khi đánh đuổi quân giặc ra khỏi bờ cõi, Thánh Gióng cưỡi ngựa đến hướng núi Sóc Sơn rồi từ từ bay thẳng lên trời. Hình tượng cậu bé cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt phá giặc Ân là sức mạnh. Con ngựa sắt của cậu bé làng Gióng chỉ do người dân Việt làm ra từ nguyên liệu bình thường sẵn có. Con ngựa cũng không có phép thần thông chỉ chạy được, phun ra lửa và cùng người đánh giặc. Khi giặc tan, người ngựa cùng bay về trời[5]